Trân châu là topping nguyên liệu pha chế đồ uống được yêu thích nhất hiện nay ở các quán trà sữa.
Trân châu là nguyên liệu chế biến sẵn hoặc có thể tự làm, nhưng đều phải nấu và ủ chín trân châu.
Lý do tại sao phải ủ trân châu cũng giống như nấu hạt cơm, Autoshop sẽ giải thích lý do trân châu cần phải ủ và hướng dẫn ủ trân châu đúng cách.
Tại sao phải ủ trân châu?
Ủ trân châu giống như ủ cơm/ hâm cơm.
Quá trình ủ trân châu diễn ra sau khi hạt trân châu đã được luộc chín/ gần chín với mục đích:
- Giúp hạt trân châu chín đều;
- Giữ hương vị của hạt trân châu lâu hơn và tươi ngon hơn;
- Là một cách bảo quản trân châu: Hạt trân châu sau khi luộc sẽ nóng, nếu muốn trân châu không bị hỏng nhanh thì phải để hạ nhiệt dần dần.
Nói tóm lại, quá trình ủ trân châu là một công đoạn bắt buộc nếu bạn muốn trân châu tự làm có vị tươi ngon và sử dụng được lâu dài (trong ngày).
Hiện tại trên thị trường còn có nồi ủ trân châu chuyên dụng có mục đích duy nhất là ủ trân châu, đủ thấy quá trình này quan trọng thế nào nếu nấu với số lượng lớn.
Bạn tham khảo
Hướng dẫn cách ủ trân châu
Mặc dù đây là một quy trình rất cần thiết khi nấu trân châu, nhưng thực tế ủ trân châu khá đơn giản.
Hiểu đơn giản ủ trân châu là quá trình bảo quản trân châu bằng chính nồi nấu/ nồi ủ có đậy nắp và tắt bếp. Tức là sau khi nấu xong thì tắt bếp, đậy nắp để “ủ”. Thời gian ủ khoảng 20 – 30p.
Cụ thể: Trân châu sau khi nấu xong không rửa, đổ siro đường đen và trân châu vào nồi ủ (với tỷ lệ 1kg trân châu ~ 400ml siro đường đen), giữ nồi ở nhiệt độ liên tục từ 50 – 70 độ C.
Vậy là xong!
Mua nồi ủ trân châu
Autoshop cung cấp nồi ủ trân châu chuyên dụng dành cho các quán trà sữa, ngoài ra còn có máy làm trân châu và nồi nấu trân châu tự động…
Các sản phẩm này được bảo hành chính hãng 12 tháng, trong 30 ngày sử dụng nếu bị lỗi kỹ thuật sẽ được đổi trả 1 – 1.